Hô hấp là gì? Những điều cần biết về chỉ số hô hấp

Hô hấp là gì
Cùng với hệ tiêu hóa, tuần hoàn thì hệ hô hấp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của cơ thể. Nó đảm nhận nhiệm vụ lấy oxy từ bên ngoài để cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể. Vậy hô hấp là gì, có cấu tạo và đặc điểm như thế nào? Cùng transformct.info tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

I. Tìm hiểu hô hấp là gì?

Hô hấp

Hô hấp là quá trình lấy oxy từ bên ngoài vào bên trong cơ thể

Hô hấp chính là hoạt động của các cơ quan hô hấp khi hít vào, thở ra. Động tác cơ thể hít vào là do nhiều hệ cơ cùng co lại nên khiến kích thước của lồng ngực tăng theo chiều thẳng đứng, chiều ngang và chiều trước sau. Những cơ tham gia quá trình hô hấp là cơ hoành, cơ liên sườn. Còn động tác cơ thể thở ra là khi các cơ hít vào ngừng co, lồng ngực trở về vị trí ban đầu dưới tác động của sự đàn hồi ngực phổi và sức chống lại của tạng bụng.
Quá trình hô hấp là việc lấy oxy từ môi trường bên ngoài để duy trì những hoạt động sống của cơ thể. Nó không chỉ lấy oxi mà còn thoải một lượng CO2 ra môi trường.
Hô hấp không chỉ có hoạt động thở, mà đối với cơ thể sống thì nó còn diễn ra trong 3 giai đoạn. Thở chính là giai đoạn đầu tiên của quá trình hô hấp. Đây là quá trình mà cơ thể làm việc trực tiếp với môi trường thông qua việc hít oxy và thở ra CO2. Tiếp đến là giai đoạn trao đổi khí ở phổi và cuối cùng là trao đổi tế bào. Như vậy, lượng oxi lấy vào cơ thể không chỉ cung cấp cho phổi mà nó còn cung cấp sự sống cho từng tế bào.
Dựa vào những phân tích hô hấp là gì và điều kiện diễn ra hô hấp mà quá trình này được chia thành 2 loại, đó là:
  • Hô hấp hiếu khí: Đây là quá trình hô hấp diễn ra trong môi trường bình thường oxi phân tử
  • Hô hấp kị khí: Đây là quá trình hô hấp diễn ra trong môi trường thiếu oxy phân tử.

II. Những bộ phận thuộc hệ hô hấp

Hô hấp là một quá trình với sự tham gia của nhiều bộ phận trên cơ thể con người. Mỗi cơ quan, bộ phần sẽ đảm nhận chức năng riêng, cụ thể như sau:

1. Mũi

  • Đây là bộ phận đầu tiên của hệ hô hấp ở người. Vai trò của mũi trong quá trình hô hấp là lấy khí và làm sạch khí. Đồng thời, khí khi đi qua mũi sẽ được làm ấm trước khi chuyển đến các cơ quan bên trong cơ thể.
  • Mũi gồm có 3 phần là mũi ngoài, mũi trong, các xoang cạnh mũi.
  • Những bệnh lý thường gặp liên quan đến mũi như viêm xoang, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng…

2. Họng

  • Họng chính là nơi giao nhau giữa đường ăn và thở, vì thế đây là vị trí rất nhạy cảm và dễ mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp. Bởi vì họng thường xuyên phải tiếp xúc với vi khuẩn, virus, các tác nhân có hại.
  • Chức năng của họng chính là cửa ngõ bảo vệ những nhân tố tác động từ bên ngoài cơ thể. Khi họng bị viêm thì sẽ lây lan xuống các bộ phận khác là thanh quản, phế quản…

3. Thanh quản

Hô hấp

Mỗi cơ quan trong hệ hô hấp đều có chức năng riêng

  • Vai trò, tác dụng của thanh quản trong hệ hô hấp là gì? Cấu tạo chủ yếu của thanh quản là từ sụn và cơ; nó không chỉ các tạng dụng tạo ra âm thành mà còn có khả năng làm ấm luồng khí trước khi đi đến phổi.
  • Đây là bộ phận tương đối nhạy cảm của hệ hô hấp vì thế chúng ta cần phải bảo vệ nó trước những nhân tố tác động từ môi trường bên ngoài.
  • Một số căn bệnh thường gặp liên quan đến thanh quản như viêm thanh quản, câm bẩm sinh…

4. Khí quản

  • Khí quản chính là ống dẫn khí được đặt bên trong cơ thể. Nó được chia thành khí quản phải và khí quản trái, mỗi khí quản sẽ được nối với một bên của phổi.
  • Chức năng của khí quản chính là làm giảm lượng khí thất thoát cũng như tăng lượng khí đi đến phổi. Ngoài ra, khí quản còn có vai trò điều hòa lượng khí đi đến phổi và tế bào sao cho thật phù hợp.

5. Phế quản

  • Phế quản là một bộ phận của ống dẫn khí, có hình dạng giống với cành cây có nhiều nhánh nhỏ. Vai trò của phế quản trong quá trình hô hấp là gì? Nó đảm nhận việc đưa khí vào phế nang và ngược lại. Phế quản được chia thành 2 loại là phế quản trái và phế quản phải.
  • Phế quản phải gồm 10 phế quản phân thùy, được chia thành 3 nhánh lớn tương ứng với 3 thùy ở phổi phải là phế quản thùy trên, phế quản thùy giữa và phế quản thùy dưới.
  • Phế quản trái cũng bao gồm 10 phế quản phân thùy, được chia thành 2 nhánh lớn tương với 2 thùy ở phổi trái là phế quản thùy trên và phế quản thùy dưới.
  • Những bệnh lý thường gặp ở phế quản như là hen phế quản, viêm phế quản…

6. Phổi

Hô hấp

Hệ hô hấp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của cơ thể

  • Phổi chính là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp ở người. Phổi gồm có 2 lá là phổi trái, phổi phải. Theo kết quả nghiên cứu, phổi trái nhỏ hơn phổi phải; mỗi lá phổi có dung tích khoảng 500ml khi con người hít vào gắng sức.
  • Chức năng của phổi chính là trao đổi khí oxi và CO2 diễn ra trên toàn bộ mặt trong của phế quản và phế nang có niêm mạc bao phủ bởi lớp nhung mao mịn luôn chuyển động nhằm đưa những vật thể lạ ra bên ngoài.
  • Bên cạnh đó, phổi còn có chức năng duy trì sứ ống của tế bào tiểu mô và nuôi mô. Phổi tạo nên một hàng rào ngăn nước và các phân tử protein đi quá nhiều vào bên trong kẽ mô. Đồng thời nó cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp những chất quan trọng cho cơ thể.
  • Những bệnh thường gặp liên quan đến phổi như là u phổi, lao phổi…

III. Những điều cần biết về hệ hô hấp

Bên cạnh thông tin giải đáp hô hấp là gì, bạn cũng nên lưu ý những vấn đề sau để có được một hệ hô hấp khỏe mạnh.
  • Phổi có khả năng nổi trên mặt nước và đây cũng là cơ quan duy nhất của hệ hô hấp có được khả năng này.
  • Lông mũi có vai trò quan trọng trong việc làm sạch khí trước khi đi vào bên trong cơ thể.
  • Ho, hắt hơi hay ngáp cũng là một dạng của quá trình hô hấp. Đây chính là hoạt động hô hấp tự nhiên nhất, giúp con người thải ra những chất độc lạ bên trong cơ thể.
  • Một lá phổi cũng có thể duy trì được sự sống. Thực tế, hiện nay có không ít người sống chỉ với 1 lá phổi, thế nhưng họ sẽ gặp một số giới hạn về hoạt động thể chất.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu được hô hấp là gì cũng như thông tin khái quát về hệ hô hấp của con người. Từ đó có thể nhận biết được những căn bệnh ở các bộ phận của hệ hô hấp để có được phương pháp điều trị, cách phòng tránh hiệu quả.